Cúng Thôi Nôi Cho Bé Được Tổ Chức Như Thế Nào?

Lễ cúng thôi nôi cho bé là gì?

 Thôi nôi, cúng thôi nôi là một phong tục, tập quán của người Việt. Đây là buổi lễ được tổ chức khi em bé đã đủ 12 tháng tuổi và không cần dùng đến nôi nữa.

 Buổi lễ này có ý nghĩa rất đặc biệt, được nhiều người coi trọng. Với mỗi vùng miền và điều kiện kinh tế, các gia đình sẽ tổ chức lễ cúng với những lễ vật có phần khác biệt.

 Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về ngày lễ thôi nôi cho các bé. Từ đó, bạn có thể tổ chức ngày lễ này theo cách hiệu quả và chuẩn xác nhất đấy.

 Nếu bạn đang tìm hiểu về ngày lễ này, hãy cùng chúng tôi tham khảo về nguồn gốc, ý nghĩa của nó. Thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm nhiều về ngày lễ này đấy.

Nguồn gốc văn hóa

Theo quan niệm dân gian, đứa trẻ ra đời là nhờ các vị Đại tiên và Đức ông quyết định nặn ra. Do đó, mỗi bà Mụ chịu trách nhiệm nặn ra một bộ phận trên cơ thể đứa trẻ. Như mắt, mũi, chân tay… Dù xấu hay đẹp, đứa trẻ ra đời là nhờ công rất lớn của các bà Mụ.

 Vì vậy, khi trẻ đầy cữ 3 ngày tuổi, đầy tháng, hay đủ 1 năm tuổi đều cần cảm ơn bà Mụ. Việc này do bố mẹ, ông bà của em bé tổ chức.

 Lễ thôi nôi chính là ngày em bé tròn 1 tuổi, không còn nằm nôi nữa. Đây là lúc ông bà, cha mẹ làm lễ để cảm ơn bà mụ đã nâng đỡ, mang tới cho đứa trẻ mọi điều may mắn trong cuộc sống. Đồng thời, cầu xin cho bé lớn lên luôn xinh xắn, khỏe mạnh.

Ý nghĩa của lễ cúng thôi nôi cho bé

 Buổi lễ này được xem là một dịp vô cùng trọng đại. Nó đánh dấu một cột mốc trong quá trình lớn lên, trường thành của em bé. Không chỉ ăn mừng sức khỏe, quá trình lớn lên của bé, cha mẹ còn làm lễ để cảm ơn công đức của bề trên, tổ tiên.

 Đặc biệt, lễ cúng thôi nôi cũng giúp gửi gắm mong muốn của cha mẹ, ông bà. Đó chính là ước mong đơn giản giúp bé nhanh chóng lớn khôn, khỏe mạnh và phát triển tốt trong cả cuộc đời.

Quy trình tổ chức thôi nôi cho bé. 

 Để tổ chức buổi lễ này, bạn cần thực hiện theo một quy trình nhất định. Hãy cùng xem quy trình tiêu chuẩn nhất của buổi lễ này nhé.

Chuẩn bị:

 Đầu tiên, hãy lên kế hoạch chi tiết. Từ đó, chuẩn bị đầy đủ những đồ cúng cần thiết. Dưới đây là những mâm cúng cần thiết trong ngày lễ này.

Mâm cúng dành cho 12 bà mụ và Đức ông

  • 1 con gà ta luộc cánh tiên.
  • 12 chén chè cỡ nhỏ.
  • 1 chè chén lớn cho các Đức ông.
  • 12 đĩa xôi nhỏ.
  • 1 đĩa xôi lớn.
  • 1 đĩa trái cây với 5 loại quả khác nhau.
  • Bình hoa, hương đèn, rượu nếp, trầu cau, muối, gạo, đũa hoa, vàng nén, hài xanh…
  • Mâm cúng dành cho Thần Tài – Thổ Địa
  • Mâm cúng thôi nôi cần được chuẩn bị kỹ càng

 Ngoài mâm cúng thần tài thổ địa, bạn cũng cần chuẩn bị mâm cúng cho ông bà táo. Lễ vật cho 2 mâm này giống nhau với những món đồ cúng sau:

  • 5 loại trái cây khác nhau đặt lên một đĩa cúng.
  • 1 chè chén.
  • 1 đĩa xôi.
  • 1 bộ tam sên.
  • 3 ly nước sạch.
  • Rượu, gạo, bình hoa, nến, hương thơm, trầu cau, bộ hình thế, vàng mã…

Cách bày mâm cúng cho các bé đơn giản nhất

Đầu tiên, hãy chuẩn bị các lễ vật theo đúng nguyên tắc đông bình, tây quả. Nghĩa là phía tây mâm đặt các loại hoa quả lễ vật. Còn phía Đông, đặt bình hoa.

Những món đồ dạng cao nên đặt phía trong mâm, những đồ cúng đế thấp đặt phía ngoài mâm.

Gà luộc trong các mâm cần được xếp ngẩng đầu lên trên để mang lại nhiều may mắn nhất.

Có thể là hình ảnh về món tráng miệng và trong nhà

Đánh giá

hoặc để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *