Cúng Về Nhà Mới – Thủ Tục Và Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Gia Chủ. 

1.Trước khi cúng nhập trạch cần chú ý những gì?

Sau khi chọn được ngày lành tháng tốt và bắt tay vào chuẩn bị để chuyển về nhà mới, gia chủ cần phải lưu ý thêm những điều sau đây để đảm bảo thành công viên mãn:

  • Đặt một chậu than hồng ở trước cửa chính của nhà mời, khi thành viên trong gia đình bước qua để đi vào nhà thì lửa tính hoả sẽ loại bỏ những âm khí, những điều không may mắn còn sót lại trên người.
  • Không mang bếp điện vào trong nhà ngay ngày đầu tiên, không nhờ người mang thai hoặc người có tuổi Dần mang đi để tránh những tai hoạ về sau.
  • Các thành viên trong gia đình và khách khứa đến thăm không nên đi tay không mà nên cầm theo những vật phẩm may mắn như: Gạo, muối, chổi mới, tiền bạc… Gia chủ là người đi đầu tiên, sau đó đến thành viên trong gia đình và cuối cùng là khách.
  • Khi làm lễ, dù gia chủ đích thân khấn vái hay nhờ người khác thì chính gia chủ phải là người thắp hương để xin phép thần linh rước bàn thờ gia tiên về thờ phụng cho phải đạo.
  • Khi đã khấn xong, chủ nhà làm lễ báo cáo và xin phép gia tiên rồi mới nên dọn dẹp, sắp xếp lại vật dụng của gia đình. Nếu có điều kiện và sắp xếp được thời gian, chủ nhà nên làm lễ bái tạ tổ tiên, thần phật, thổ địa để thủ tục nhập trạch được trọn vẹn hơn.

2.Các bước cúng về nhà mới chi tiết.

Việc cúng bái về nhà mới có lẽ sẽ khá lạ với những gia chủ còn trẻ tuổi. Vì thế nếu không thực sự hiểu rõ, bạn có thể nhờ thầy phong thuỷ hoặc người lớn trong nhà hợp tuổi để thay bạn làm việc này. Các bước cúng về nhà mới như sau:

  • Bước 1: Chủ nhà đốt một lò than nhỏ và đặt ngay tại cửa ra vào sau đó đi vào đầu tiên; lưu ý gia chủ cầm theo bát hương và bài vị gia tiên và phải bước chân trái trước rồi đến chân phải. Các thành viên trong gia đình đi sau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, mỗi thành viên cầm theo một vật phẩm may mắn.
  • Bước 2: Bày đồ cúng lên mâm, sắp xếp cho đẹp mắt rồi chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để tiến hành việc cúng chuyển nhà mới. Trong lúc chuẩn bị nên mở tất cả cửa và đèn trong nhà lên để hút vượng khí.
  • Bước 3: Gia chủ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài và bàn thờ thổ địa. Sau đó, bày mâm lễ cúng nhập trạch ở giữa nhà, hướng về phía phù hợp mệnh tuổi của chủ nhà. Chủ nhà (hoặc thầy phong thuỷ, người lớn trong già) thắp nhang và đọc văn khấn, những người còn lại nên chắp tay thành tâm.
  • Bước 4: Sau khi tiến hành đọc văn khấn, chủ nhà bật bếp, nấu nước phà trà để dâng lên ông bà tổ tiên. Theo quan niệm phong thủy, việc pha trà nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo ra sinh khí cũng như sức sống cho ngôi nhà mới.
  • Bước 5: Sau khi khấn vái xong tiến hành hóa tiền vàng, lấy rượu rưới lên tàn tro.
  • Bước 6: Đặt 3 hũ muối, gạo, nước để đặt vào bàn thờ ông Công ông Táo – biểu trưng cho sự đầm ấm, no đủ.
  • Bước 7: Kết thúc buổi lễ thủ tục nhập trạch, hạ mâm và mang lễ vật xuống.

3.Lễ nhập trạch về nhà mới cần kiêng gì?

Làm lễ nhập trạch như một cách để báo cáo với thần linh, với những người bề trên để chuyển đến nhà mới. Vì thế rất có ý nghĩa về mặt tâm linh. Để buổi lễ diễn ra tốt đẹp, thành tâm bạn cần phải kiêng những điều sau:

  • Không chuyển về nhà mới vào ban đêm, không quá giờ hoàng đạo.
  • Không được ngủ trưa tại ngôi nhà trước khi làm lễ nhập trạch.
  • Phụ nữ mang thai và người tuổi Dần thì không được dọn dẹp ngôi nhà
  • Nếu gia chủ chỉ lấy ngày nhập trạch tốt với mệnh tuổi nhưng chưa ở ngay thì phải ngủ lại qua đêm tại nhà mới.
  • Trong quá trình chuyển nhà tuyệt đối không được cãi vã, xích mích hay làm đổ vỡ đồ vật.
  • Tuyệt đối không được đi tay không vào nhà mới, cũng không được đem đồ vật như: chổi cũ, bếp cũ vào nhà.

Cúng về nhà mới phải chọn ngày đẹp, chuẩn bị đầy đủ lễ vật và cúng bái thành tâm thì mới được thần linh, tổ tiên che chở và phù hộ. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về điều này. 

 

Đánh giá

hoặc để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *