Mùng 1, ngày Rằm là hai dịp đặc biệt trong tháng mà bất cứ người Việt nào cũng phải chuẩn bị một mâm cúng dâng lên tổ tiên và các đấng thần linh. Ý nghĩa của lễ cúng ngày Rằm với mong muốn cầu mong sức khỏe, bình an cho cả nhà, cầu cho công việc được hanh thông, phát đạt.
- Vì sao phải cúng ngày Rằm hàng tháng?
Ngày Rằm hàng tháng thực chất là một nét văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt từ xa xưa. Cứ đến ngày 15 Âm lịch hàng tháng, người dân lại sắm lễ và thắp hương cầu khấn với mong muốn cầu xin những điều tốt đẹp nhất đến cho gia đình.
Ngày Rằm còn được gọi là ngày Vọng, người xưa cho rằng, vào ngày này sẽ xuất hiện những nguồn năng lượng đặc biệt có thể sẽ gây tác động xấu tới con người, có thể là tai nạn hoặc bệnh tật. Chính vì thế vào ngày này, người ta thường làm lễ cầu khấn với mong muốn tai qua nạn khỏi, không gặp phải những rủi ro tai ương. Tuy nhiên, đây chỉ là lời truyền miệng của dân gian để lại, bạn cùng đừng quá lo lắng, hãy thắp hương và làm lễ cúng với tấm lòng chân thành nhất sẽ được các đấng bề trên phù hộ cho tâm lúc nào cũng tịnh và an yên.
Việc cúng bái vào ngày Rằm còn thể hiện lòng biết ơn với ông bà tổ tiên và các vị thần linh cai quản trên mảnh đất mà gia đình đang ở. Đây không chỉ là đạo hiếu của con cháu với ông bà mà còn thể hiện giá trị nhân đạo khi làm theo Đức Phật chỉ dạy.
- Lễ vật cần có trong mâm cúng ngày Rằm hàng tháng
Việc làm mâm cúng to hay nhỏ còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình cũng như văn hóa thờ cúng của từng vùng miền. Có nơi chỉ thắp hương bằng đĩa hoa quả, với lọ hoa thêm cái bánh chưng hoặc đĩa xôi, nhưng cũng có nơi lại làm rất linh đình, chuẩn bị rất nhiều lễ vật để dâng lên đấng bề trên.
Một vài gợi ý về mâm cúng ngày Rằm hàng tháng
Mâm cúng chay bao gồm: 1 đĩa ngũ quả, trầu cau, bình hoa, tiền càng, hương nhang, đèn cầy, gạo, nước, muối, trà, đĩa xôi, bánh chưng, giò chả chay
Mâm cúng mặn bao gồm: hoa quả, trầu cau, , bình hoa, giấy cúng, tiền càng, hương nhang, gạo, nước, muối, trà, đĩa thịt luộc, giò chả, bánh chưng, gà luộc cánh tiên, đĩa xôi.
Nếu không biết chuẩn bị thế nào, bạn có thể liên hệ với Đồ Cúng Hà Nội để được hỗ trợ tận nhà. Chúng tôi có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng với các mâm cỗ với giá thành khác nhau.
- Nên cúng ngày Rằm vào lúc nào?
Thông thường ngày Rằm hàng tháng sẽ được tổ chức đúng ngày 15 Âm lịch, nhưng có nhiều địa phương lại tổ chức cúng Rằm vào ngày 14 Âm lịch. Điều này không hề ảnh hưởng gì đến yếu tố tâm linh, quan trọng là người cúng phải thể hiện được lòng thành của mình dâng lên tổ tiên. Việc tổ chức cúng trước hoặc đúng ngày Rằm còn phụ thuộc vào thời gian của gia chủ. Nếu gia đình nào quá bận rộn thì việc cúng Rằm trước cũng không hề ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cúng Rằm trước 1 ngày chứ không phải là sớm hăn 2, 3 ngày đâu nhé!
Theo quan niệm của người Việt xưa, các vị thần linh sẽ dùng bữa sớm. Vì thế bạn nên cúng Rằm tốt nhất vào buổi sáng trong khoảng 9h – 10h. Nếu quá bận rộn, bạn có thể cúng vào buổi chiều, thích hợp nhất nên cúng trước 6, 7h tối.
- Nghi lễ cúng Rằm cần chú ý những gì?
Ngoài sự tấm lòng chân thành khi chuẩn bị mâm cúng Rằm hàng tháng thì gia chủ cần chú ý tới nghi thức cúng để giữ được sự linh thiêng, trang trọng.
Bước 1: Chuẩn bị lễ vật đặt lên ban thờ, hoa quả phải được rửa sạch sẽ, hoa phải còn tươi, sáng, tiền vàng mới, sạch, chỉnh lại đầu tóc gọn gàng, quần áo nghiêm trang
Bước 2: Chuẩn bị bài văn cúng Thổ công, Thổ địa và cúng gia tiên ngày Rằm
Bước 3: Thắp hương rồi cúng Thổ công, Thổ địa trước khi cúng gia tiên. Lưu ý nên thắp hương số lẻ. Khi cúng cần thể hiện thành tâm, không đọc qua loa, kêu đầy đủ tên các vị thần linh, ông bà tổ tiên về thụ lộc.
Bước 4: Chờ hương cháy hết rồi mang đi hóa vàng và hạ lễ thụ lộc
- Bài văn khấn ngày Rằm hàng tháng
Trong nghi lễ cúng Rằm hàng tháng, ngoài việc chuẩn bị đồ lễ thì bài văn khấn cũng vô cùng quan trọng. Trong ngày này, bạn cần khấn Thổ công, Thổ địa và khấn tổ tiên. 2 bài văn khấn này cần được đọc với giọng trang nghiêm, kính cẩn
5.1 Bài văn khấn thần linh, Thổ công, Thổ địa
Nam mô a di đà Phật! 3 lần
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ con là:…… Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
5.2 Bài văn khấn gia tiên
Nam mô a di đà Phật! 3 lần
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ con là…
Ngụ tại… cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án
Chúng con thành tâm kính mời:
– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại.
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ.
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật.
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông,
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!