Người Việt có câu “cúng lễ cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” điều này chứng tỏ được tầm quan trọng của ngày lễ này. Cúng Rằm tháng Giêng hay còn gọi là cúng Tết Nguyên Tiêu là phong tục lâu đời của dân tộc ta. Cứ vào Rằm tháng Giêng hàng năm, mỗi gia đình lại chuẩn bị mâm cúng đầy đủ để dâng lên Đức Phật, thần linh với mong muốn được phù hộ cho tai qua nạn khỏi, cuộc sống được bình an, khỏe mạnh.
- Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu
Theo giáo lý nhà Phật thì ngày Mùng 1 Âm lịch và ngày Rằm hàng tháng là ngày mà các phật tử khắp nơi đến chùa để dâng lễ vật cúng Phật vào 2 ngày này. Ngày Rằm đầu tiên của năm mới là ngày mà đức Phật hạ cố xuống chùa chiền nên ngày này vô cùng linh thiêng. Đức Phật giáng lâm sẽ độ cho mọi người tránh khỏi những tai ương, mang phúc lộc về nhà. Chính vì vậy, đây được coi là ngày Rằm quan trọng nhất trong năm.
Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên Tiêu còn được coi là ngày dâng sao giải hạn. Vì thế vào ngày này, tại các chùa thường tiến hành lập đàn, tụng kinh, hồi hướng công đức đầu năm với mong muốn giải hạn cho chúng sinh với mong muốn nhân dân được bình an, điều tốt ở lại, điều xấu qua đi. Đây cũng là lý do khiến cho nhiều người đến chùa để cầu xin may mắn và tránh khỏi những tai ương.
Vào Tết Nguyên Tiêu, người Việt rất coi trọng việc cúng lễ tại nhà. Vì thế họ thường chuẩn bị lễ vật vô cùng chu đáo, tươm tất và cẩn thận. Trong ngày này, các gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cỗ cho bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên. Tùy vào điều kiện kinh tế mà người ta có cách chuẩn bị lễ vật khác nhau.
- Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu
Theo quan niệm của người Việt xưa, thời khắc đầu tiên trong năm mới vô cùng quan trọng bởi đầu có xuôi thì đuôi mới lọt. Vì thế năm mới có 2 Tết đầu tiên quan trọng nhất vào ngày Mùng 1 tháng Giêng là Tết Nguyên Đán và ngày Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu. Đây là một trong những ngày Rằm lớn nhất tại Việt Nam nên đây cũng là dịp để các Phật tử khắp nơi hồi hướng cầu xin gia đạo bình an, khỏe mạnh.
Dù Tết Nguyên Tiêu không được tổ chức to như Tết Nguyên Đán nhưng đây cũng là ngày mà gia chủ dành cả tâm huyết, và tấm lòng thành kính lên các vị Phật và thần linh. Vì thế, ai cũng cố gắng chuẩn bị một mâm cỗ tươm tất đầy đủ nhất có thể.
Tết Nguyên Tiêu còn là dịp để đoàn tụ gia đình vì thế còn màng ý nghĩa cho sự đoàn viên. Mỗi người trong gia đình đều cố gắng sắp xếp công việc để về nhà trong ngày này. Họ cùng nhau hàn huyên, tâm sự, quây quần bên nhau, nói những chuyện vui vẻ, thưởng thức chè trôi nước và ngắm trăng.
Theo các nhà phong thủy, Tết Nguyên Tiêu còn là đêm trăng sáng đầu tiên của năm mới, ánh trăng chiếu sáng khắp hạ giới giúp cho âm dương giao hòa, vượng khí làm cho cây trái đâm chồi nảy lộc, vạn vật hồi sinh.
- Các bước chuẩn bị cúng Tết Nguyên Tiêu
3.1 Dọn dẹp ban thờ
Dù trước Tết Nguyên Đán bạn đã dọn dẹp ban thờ sạch sẽ nhưng những tàn hương của ngày Tết vẫn còn vương vãi trên ban thờ. Vì thế, hãy lau dọn cẩn thận, tuyệt đối không được xê dịch bát hương, tránh làm đồ vỡ đồ thờ cúng. Trước khi làm hãy thắp hương để xin tổ tiên cho phép lau dọn ban thờ để chuẩn bị cho lễ cúng Tết Nguyên Tiêu.
3.2 Chuẩn bị mâm cúng Tết Nguyên Tiêu
Với bất kỳ lễ cúng nào cũng vậy, bạn không phải chuẩn bị quá nhiều lễ vật trên mâm cúng, quan trọng là thành ý của bạn với các đấng bề trên. Theo tín ngưỡng xưa, mâm cúng Tết Nguyên Tiêu gồm 2 mâm cỗ cúng Phật và cúng gia tiên.
Mâm cúng Phật bao gồm
1 đĩa bánh trôi nước
1 rau củ, quả xào chay
1 bát canh măng, canh nấm hoặc canh rau củ quả
1 đĩa xôi
1 bát chè trôi nước
1 đĩa ngũ quả, 1 lọ hoa tươi, hương, đèn cầy
Mâm cúng gia tiên bao gồm:
1 bát canh mọc
1 bát canh măng lưỡi lợn ninh xương, chân giò
1 bát canh bóng thả
1 bát miến
1 đĩa thịt lợn hoặc thịt gà luộc
1 đĩa giò chả
1 đĩa xôi gấc
1 đĩa dưa muối
1 đĩa bánh chưng
1 đĩa nem rán, nem thính
1 đĩa ngũ quả, hương, hoa tươi, vàng mã, đèn cầy hoặc nến cốc, trầu cau, rượu trắng
Lưu ý:
- Những lưu ý quan trọng khi cúng Tết Nguyên Tiêu
Cần sắp đồ lễ Phật và lễ gia tiên riêng biệt. Không để chung lễ mặn, đồ chay dùng lẫn lộn đồ cúng. Hoa quả có thể để ở trên, nhưng mâm cỗ mặn phải để ở dưới bàn thấp hơn ban thờ rồi sau đó mới tiến hành lễ cúng. Ngoài ra, còn 1 vài lưu ý quan trọng nữa, bạn cần tránh để lễ cúng được diễn ra đúng nghi thức, trang nghiêm.
Không dùng hoa, trái cây giả như hoa vải hay quả nhựa
Không cúng đồ chay giả mặn: hiện nay có nhiều nhà cúng đồ chay giả mặn nhưng điều này không nên, quan trọng là thành ý của gia đình.
Không đốt quá nhiều vàng mã: điều này nhà Phật không khuyến khích
Không cúng thủ lợn: có thể cúng giò, thịt nhưng không nên cúng nguyên cả thủ lợn
- Bài văn khấn cúng Tết Nguyên Tiêu/ Rằm tháng Giêng chuẩn nhất
Nam mô A Di Đà Phật ! – 3 lần
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngày Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: …………………………………………………………………..
Ngụ tại : …………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm …… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia đình tiên nội ngoại họ………… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ lại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con được vạn sự an lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật ! – 3 lần