Theo quan niệm “đầu xuôi, đuôi lọt”. Nên ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng là ngày khởi đầu của một tháng mới. Nếu đầu tháng xui, không kiêng thì cả tháng khổ ải.
Vì vậy, để tăng vận may, hóa giải vận xui hãy khám phá những đại kỵ trong ngày mùng một đầu tháng để biết được đầu tháng, đặc biệt là mùng 1 đầu tháng nên kiêng gì và mùng 1 đầu tháng nên làm gì để may mắn để tránh những vận không may cũng như vận trình một tháng có được may mắn, cải vận tốt nhất được Đồ Cúng Hà Nội chia sẻ.
Ngày mùng một âm lịch thường được kiêng kỵ nhất là những người làm ăn kinh doanh thì ngoài kiêng kỵ sáng, trong ngày mùng 1 âm thì còn có thể kiêng các ngày đầu tháng từ mùng 1 đến mùng 10 hàng tháng để cải vận và tránh những điều không may mắn. Do vậy, vấn đề nên làm gì, ăn gì hay kiêng gì luôn là điều được nhiều người quan tâm.
Dưới đây là những chia sẻ mà bạn đọc cần lưu ý. Tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo. Giúp bạn có thể nắm được đại kỵ những điều kiêng kỵ ngày mùng 1 âm lịch. Tránh việc vô tình phạm phải và gặp điều không may.
1. Kiêng cho lửa, nước trong ngày mùng 1.
Ngày mùng 1, người ta tuyệt đối kiêng kỵ việc đi xin lửa. Hoặc người khác đến xin lửa nhà mình. Bởi trong văn hóa dân gian, lửa tượng trưng cho điềm tốt, điều may mắn, vận đỏ. Vì thế đem điềm tốt đi cho người khác trong ngày mùng 1 thì cả tháng trong nhà sẽ gặp những điều không may, làm ăn thua lỗ, ra đường gặp tai bay vạ gió.
Tương tự, nước được ví như nguồn tài lộc. Dân gian đã có câu chúc “tiền vào như nước” vì thế ngày đầu tháng mà đem nước đi cho thì coi như mất lộc.
2. Kiêng không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường.
Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường. Vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa. Nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai họa không chừng.
Thông thường người ta hay kiêng không nhặt tiền ngoài đường. Vì tiền đó rất có thể là tiền để cúng ma. Không thì đó cũng là tiền “mua” may mắn. Vì vậy khi nhặt tiền này thì chẳng khác gì bạn đem cái không may mắn vào người cả.
3. Kiêng không nên đi chơi đêm mùng 1.
Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm vào ngày này, nếu không sẽ dễ gặp điều không may. Mùng 1 theo quan niệm là ngày những linh hồn đi lại nhiều. Nếu đi đường ban đêm bạn sẽ bị họ theo về nhà. Dù chỉ là quan niệm từ xa xưa không được kiểm chứng. Nhưng cho đến ngày nay, người ta vẫn tin rằng tốt nhất không nên đi đêm.
4. Kiêng ăn một số món.
Nhiều món ăn của người Việt kiêng ăn vào đầu tháng (từ mùng 1 – 10 âm lịch). Đặc biệt là ngày mùng 1 để tránh vận đen như: thịt chó, cá mè, thịt vịt, mực, xôi trắng. Nếu ăn những món này, bạn sẽ bị xúi quẩy, hãm tài cả tháng, thậm chí bị mất của, hao tổn sức khỏe.
5. Kiêng vay mượn tiền, xuất tiền.
Người Việt thường không vay hay trả tiền vào ngày mùng 1 đầu tháng. Bởi theo quan niệm dân gian, việc xuất tiền của tháng sẽ bị “dông”, hao tiền của. Do đó, việc vay tiền, trả nợ đều kiêng thực hiện đầu tháng.
6. Kiêng kỵ vào ngày mùng 1: gặp người vía dữ.
Theo quan niệm dân gian. Ngày mùng một đầu tháng ra đường nếu người dữ vía là điều vô cùng xui xẻo. Đặc biệt với những người có việc phải đi làm ăn xa hay người kinh doanh. Điều này cần phải tuyệt đối kiêng kỵ vào ngày mùng 1. Bởi quan niệm rằng gặp gái và người vía dữ đầu tháng sẽ khiến việc buôn bán cả tháng đó không thuận lợi.
Để xua đuổi sự xúi quẩy này, nhiều người thường đi vào lại nhà sau khi gặp gái. Thậm chí, có người phải hẹn gặp một người có tính cách cởi mở. Hay gặp may vào đầu tháng khi ra ngoài ngõ.
7. Kiêng ngã giá khi mua hàng, không mua hàng hoặc đổi hàng.
Người Việt thường kiêng kỵ việc ngã giá, không mua hoặc đổi hàng vào ngày mùng 1 đầu tháng. Theo quan niệm của những người buôn bán thì nếu gặp khách hàng khó tính đầu tháng sẽ khiến việc làm ăn trong cả tháng không được suôn sẻ. Do đó, sẽ rất xui xẻo nếu gặp phải người tới xem hàng mà ngã giá – mặc cả. Xem nhưng không mua hoặc đổi trả lại hàng vào ngày đầu tháng.
Để xua đuổi xúi quẩy, nhiều người bán hàng còn “đốt vía”. Bằng cách vơ nắm rác, que củi hay tờ giấy… Và châm lửa đốt ngay trước mặt người khách vô duyên đó. Họ tin rằng việc này sẽ giúp đốt được vía dữ của vị khách đó đi.
8. Kiêng đi thăm phụ nữ mới sinh con.
Một trong những điều kiêng kỵ ngày mùng 1 được lưu truyền trong dân gian là thăm phụ nữ mới sinh con. Bởi các cụ xưa quan niệm, gái để là “dông”, “sinh dữ tử lành”. Đặc biệt, đối với một số người họ rất coi trọng việc kiêng đi thăm phụ nữ mới sinh ngày mùng 1 đầu tháng.
Đối với người làm ăn, buôn bán: Việc đi thăm phụ nữ mới sinh khiến vận may của họ biến mất.
Đối với dân lái xe: Nếu đi thăm gái đẻ, kể cả khi đó là người thân quen thì cũng khiến cho gặp nhiều vận hạn, đi đường nhiều bất trắc, làm ăn thất bát.
Đối với người có bầu hoặc mới sinh con: Việc đi thăm bà đẻ khi con chưa được đầy tháng là điều không nên, đặc biệt kiêng kỵ vào ngày mùng 1 vì tin rằng các em bé (bé của bà đẻ và em bé trong bụng của bà bầu) sẽ ganh nhau, khó nuôi.
Đối với người bình thường: Phần lớn mọi người không thích đi thăm phụ nữ mới sinh chưa được đầy tháng, đặc biệt là vào đầu tháng âm lịch. Vì việc này sẽ đem lại vận rủi trong cả tháng.
Trên thực tế việc kiêng đi thăm gái đẻ trong tháng đầu không phải là điều mê tín. Bởi lẽ sau khi sinh cả người mẹ và em bé cần có thời gian để nghỉ ngơi. Tránh bị làm phiền bởi những người đến thăm. Hơn nữa người ngoài đến có thể mang theo nhiều bụi bặm và tiếng ồn. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Ngoài ra nhiều gia đình còn sợ vía người đến thăm dữ sẽ khiến bé khó nuôi.
9. Kiêng quan hệ nam nữ.
Quan hệ nam nữ là điều mà người phương Đông kiêng kỵ vào ngày mùng 1 đầu tháng, ngày rằm hoặc ngày Tết. Theo đó nếu quan hệ nam nữ vào những ngày này có thể đem đến những vận hạn không may, thậm chí đại hạn.
10. Kiêng không được cắt tóc.
Ngày mùng 1 âm lịch, rất nhiều người kiêng cắt tóc trong ngày mùng 1 vì họ sợ nếu cắt tóc thì tài lộc sẽ tiêu hao suốt cả tháng đó.
11. Kiêng nói bậy, chửi tục.
Nói bậy chửi tục chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người. Đây cũng là điều mà rất nhiều người kiêng kỵ để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.
12. Kiêng đánh vỡ bát đĩa, ấm chén.
Ông bà ta quan niệm, từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong ngày đầu tháng không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
13. Kiêng không nói tới điều rủi ro.
Nhiều người rất kiêng kỵ việc nói tới những điều rủi ro trong ngày đầu tháng vì sợ rằng cả tháng cũng sẽ gặp phải rủi ro như lời đã nói.
Bài viết chỉ có tính chất thống kê để bạn đọc tham khảo theo quan điểm dân gian.